Xử trí theo phân độ Bell Viêm_ruột_hoại_tử

Bell giai đoạn I

Giai đoạn IA

  • Các dấu hiệu toàn thân không đặc hiệu như ngưng thở, chậm nhịp tim và thân nhiệt không ổn định.
  • Dấu hiệu tiêu hóa nhẹ như lượng tồn lưu dạ dày tăng lên và chướng bụng nhẹ
  • X quang có thể bình thường hoặc có giãn không đặc hiệu
  • Điều trị bằng cách ngừng hoàn toàn cho ăn qua đường miệng (NPO: Non Per Os) cộng với kháng sinh toàn thân trong 3 ngày.

Giai đoạn IB

  • Chẩn đoán giống IA + phân có máu đại thể
  • Điều trị với NPO cộng với kháng sinh toàn thân trong 3 ngày

Bell giai đoạn II

Đây là giai đoạn bệnh đã biểu hiện rõ ràng trên lâm sàng, xét nghiệm cũng như chẩn đoán hình ảnh
Giai đoạn IIA

  • Tình trạng chung xấu đi nhưng mức độ nhẹ.
  • Chẩn đoán: mức độ IA + dấu hiệu toàn thân nhẹ
  • Dấu hiệu tiêu hóa gồm biểu hiện giai đoạn I + không có âm ruột và bụng đau.
  • X quang: liệt ruột và /hoặc bóng hơi thành ruột (pneumatosis intertinalis). Đôi khi chẩn đoán là NEC nội khoa.
  • Điều trị với NPO (Non Per Os) cộng với kháng sinh 7 - 10 ngày.

Bell giai đoạn III

Biểu hiện NEC tiến triển với các dấu hiệu toàn thân nặng có khả năng diễn tiến đến khả năng can thiệp phẫu thuật.

Giai đoạn IIIA

  • Bệnh nhi có NEC nặng nhưng ruột chưa thủng
  • Chẩn đoán gồm tất cả các tiêu chí trên công với hạ huyết áp, chậm nhịp tim, suy hô hấp, toan chuyển hóa, rối loạn đông máu và/hoặc giảm bạch cầu trung tính.
  • Khám bụng: chướng rõ + viêm phúc mạc lan tỏa.
  • X quang chứng tỏ có báng.
  • Điều trị với NPO14 ngày, hồi sức dịch điện giải, thuốc vận mạch, thông khí nhân tạo và chọc tháo báng.

Giai đoạn IIIB

  • Bệnh cực kỳ nặng kèm thủng ruột trên X quang.
  • Khí tự do trong ổ bụng là chỉ định ngoại khoa. Điều trị phẫu thuật bao gồm cắt bỏ đoạn bị ảnh hưởng, đôi khi có thể rất dài. Đầu tiên nên làm hậu môn nhân tạo đoạn hồi tràng bị thủng sau đó mới nối lại. Đôi khi ruột bị hẹp bất kể có phẫu thuật hay không, khi đó phải đòi hỏi phẫu thuật.
  • Nếu bệnh nhân cực nhỏ và nặng có thể không chịu dựng được phẫu thuật mở bụng: Nếu có khí tự do trong ổ bụng trong trường này thì có thể đưa ống dẫn lưu sau khi gây tê cục bộ.

Nên đặt tĩnh mạch trung tâm để nuôi dưỡng tối ưu hơn.Cho ăn trở lại sau 14 ngày kể từ khi xquang biònh thường ở trẻ không phẫu thuật. ở trẻ phải phẫu thuật thì thời gian này còn dài hơn.